- GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
- Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
- HS cả lớp đi xem "triển lãm" và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
- Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.
Trong môn Công nghệ lớp 3, giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật dạy học này trong các bài học sau:
+ Bài 8: Làm đồ dùng học tập
+ Bài 9: Làm biển báo giao thông
+ Bài 10: Làm đồ chơi
Ngoài kĩ thuật cắt, dán các em còn thỏa sức sáng tạo trong việc trình bày sản phẩm theo từng chủ đề, mang tới tiết học những thông điệp riêng của nhóm mình.
Mỗi nhóm một ý tưởng riêng nhưng chung niềm đam mê, óc sáng tạo, các em đã tạo nên những bức tranh thật ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Được làm việc với sự hợp tác của các bạn trong nhóm, cùng nhau sáng tạo, trình bày ý tưởng; các em còn được thể hiện quan điểm riêng, thể hiện giá trị bản thân cũng như ước mơ, mục tiêu cá nhân trong việc giao lưu với các bạn khác nhóm, được trình bày, trao đổi với các bạn giúp học sinh hình thành và rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho tất cả học sinh trong lớp, từ đó bồi đắp sự tự tin cho các em.
Chỉ là bài học môn Công nghệ nhưng các em được tích hợp nhiều kiến thức liên môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, …
Chắc chắn “Kĩ thuật phòng tranh” sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho tất cả các bạn học sinh trường Tiểu học Nguyễn Trãi thân yêu.