Học sinh có thể đọc sách bất kỳ lúc nào khi có thời gian rỗi, không cần xuống thư viện, giáo viên đứng lớp là người hướng dẫn đọc, học sinh tự quản lý tủ sách (các em học sinh có thể mang sách của mình đến lớp, trao đổi cho nhau để đọc). Ngoài ra, có thể xây dựng Thư viện ngoài trời (sách được để trong các giỏ, túi treo dưới tán cây xanh, hành lang lớp học, gầm cầu thang..) hay Thư viện lưu động (sách được để trong các thùng, hộp có bánh xe đẩy đi khắp sân trường giúp học sinh có thể tiếp cận gần gũi với sách).
Để tạo hứng thú đọc sách cho học sinh, trong các tiết học, giáo viên có thể cho học sinh chọn các nhân vật trong sách mà các em yêu thích và hóa thân thành nhân vật đó. Hoạt động này được thực hiện sau khi học sinh đọc xong mỗi cuốn sách. Các em có thể hóa thân theo nhiều hình thức như: Viết, vẽ, đóng vai,… nhân vật mình yêu thích. Phần lớn các ngữ liệu trong môn Tiếng Việt ở tiểu học là trích đoạn của các câu chuyện, tác phẩm, cho nên học sinh không được học trọn vẹn về câu chuyện, tác phẩm đó. Vì vậy, sau khi học xong bài học, giáo viên nên định hướng, kích thích học sinh tìm đọc thêm về câu chuyện, tác phẩm đó.
Hình thành thói quen đọc sách là một quá trình thường xuyên, liên tục và lâu dài vì vậy cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh trong việc động viên khuyến khích học sinh đọc sách