Tham dự chuyên đề có Tiến sĩ Phạm Thị Bình – Trưởng Bộ môn PPGD, Khoa Hóa học Trường ĐHSP Hà Nội, các đồng chí là Phó phòng, Chuyên viên Phòng GD&ĐT cùng các đồng chí là cán bộ quản lý, giáo viên các trường Tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Thực hiện tiết chuyên đề là cô giáo Trần Thị Thu Phương cùng các con học sinh lớp 4A8 trường TH Kim Giang
STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học - theo cách tiếp cận liên môn và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy các môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Giáo dục STEM cấp Tiểu học góp phần hỗ trợ, tăng cường giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán, Tin học và Nghệ thuật; tạo hứng thú, khơi gợi niềm say mê học tập, giúp học sinh khám phá tiềm năng của bản thân, khám phá khoa học, công nghệ, phát huy tính tích cực sáng tạo và vận dụng vào giải quyết vấn đề trong bối cảnh cụ thể của thực tiễn cuộc sống.
Cô giáo đã linh hoạt sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực phẩm chất học sinh
Các nhóm sôi nổi tham gia hoạt động
Đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm
Sau khi dự tiết chuyên đề, cán bộ, giáo viên tham dự chuyên đề đã chia sẻ ý kiến và trao đổi những khó khó khăn khi thực hiện việc giáo dục Stem trong các môn học với Tiến sĩ Bình.
Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, chia sẻ của tiến sĩ Bình, mọi người đã hiểu rõ hơn về giáo dục STEM, cách thức xây dựng Bài học STEM gắn với nội dung từng môn học trong chương trình giáo dục Tiểu học, được giải đáp nhiều khúc mắc và gợi ý một số chủ đề STEM có thể xây dựng để đưa vào dạy học ngay trong thời gian tới. Chuyên đề đã giúp các nhà trường, giáo viên khối 4 có thêm những định hướng rõ ràng trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong kế hoạch giáo dục nhà trường.